Bên cạnh sử dụng thuốc tây y theo liệu trình điều trị của bác sĩ, nhiều bệnh nhân xương khớp đã tìm hiểu và sử dụng các loại thảo dược tự nhiên góp phần nâng cao hiệu quả điều trị. Sức khỏe và công nghệ sẽ cùng độc giả điểm danh một số thảo dược có tác dụng trong việc hỗ trợ các bệnh cơ xương khớp.
Dây đau xương
Dây đau xương còn được biết đến tên gọi khoan cân đằng, mọc nhiều ở vùng núi Tây Bắc. Công dụng mạnh nhất của cây thuốc nam dây đau xương phải nhắc đến là khu phong, trừ thấp, mạnh gân hoạt cốt, dùng để chữa những triệu chứng của bệnh tê thấp, đau xương khớp. Những người cao tuổi thường dùng khi bị đau người, đau dạ dày…
Bởi trong dây đau xương chứa nhóm hoạt chất alcaloid và dinorditerpen glucosid có khả năng ức chế hoạt động của hệ thần kinh, nên có tác dụng giảm đau, giảm tê nhức và chống viêm. Đối với trường hợp bệnh nhân đi, chạy nhiều hoặc chấn thương thì có thể sử dụng dây đau xương rửa sạch, sau đó giã nát cùng với rượu. Vắt lấy phần nước cốt để uống, còn phần bã thì đem xào nóng rồi đắp trực tiếp vào vị trí khớp xương bị sưng đau.
Lá lốt
Với các bài thuốc chữa bệnh xương khớp, đau nhức khi trời lạnh, thoái hóa khớp, giảm sưng đau các khớp của y học cổ truyền nhờ có nhiều dược chất quý thì lá lốt là dược liệu không thể thiếu.
Trong các tài liệu y học xưa ghi nhận, lá lốt có vị cay, tính nhiệt, đi vào vị, đại tràng và phế có tác dụng ôn trung, tán hàn, hạ khí, chỉ thống. Ngoài ra tinh dầu lá Lốt còn chứa chất kháng khuẩn, giảm đau, tiêu viêm tự nhiên rất tốt cho các chứng đau nhức xương khớp do trời lạnh hoặc đau sưng các khớp do thoái hóa. Cụ thể, tinh dầu lá lốt có chứa nhiều thành phần hoạt chất với dược tính cao đã được y học hiện đại công nhận. Điển hình nhất là ancaloit, beta – caryophylen và benzylaxetat. Chúng được cho là thành phần có ích trong việc khắc phục các triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp gối. Đặc biệt là giúp xoa dịu cơn đau đồng thời ngăn chặn sự tấn công của các vi khuẩn gây hại tới chức năng của khớp.
Cây xấu hổ đỏ
Cây xấu hổ đỏ hay còn được gọi là cây mắc cơ, cây trinh nữ. Gọi là cây xấu hổ vì cây có điểm đặc biệt dễ nhận biết nhất khi chạm vào lá cây cụp rủ xuống. Là một cây nhỏ, mọc hoang thành bụi lớn. Bộ phận dùng làm thuốc là rễ và cành lá. Rễ được đào quanh năm, thái mỏng, phơi hoặc sấy khô. Cành lá thu hái vào mùa hạ, dùng tươi hay phơi khô.
Nhờ vào các nghiên cứu hiện đại người ta tìm thấy trong cây mắc cỡ chứa nhiều thành phần dược tính tốt cho sức khỏe của cơ thể như: Alkaloid mà một loại axit amin có công dụng như thuốc giảm đau, kháng khuẩn và gây tê rất hiệu quả, bên cạnh đó xấu hổ đỏ còn chứa nhiều dưỡng chất tốt như: Minisin, Selen, Crocetin, Flavonoid, Alkaloid,… Từ đó, xấu hổ đỏ được ghi nhận là có khả năng tiêu viêm, giảm đau, đặc trị đau nhức xương khớp, đau lưng, nhức mỏi vai gáy,…
Theo y học cổ truyền, cây xấu hổ được lưu truyền rộng rãi để chữa bệnh. Thảo dược có tính bình, vị ngọt, hơi đắng, không độc, dùng để trị suy nhược thần kinh, mất ngủ, sỏi thận, viêm phế quản, ổn định huyết áp, lợi tiểu, điều kinh, gây nôn. Đặc biệt nhờ khả năng kháng viêm nên rất hiệu quả trong điều trị phong thấp, viêm khớp.
Ngoài ra, còn một số hợp chất khác như minosin, crocetin, flavonoid,… Lá cây mắc cỡ có chứa selen và adrenalin giúp hỗ trình vận chuyển máu về tim ổn định hơn.
Dây gắm
Cây dây Gắm hay còn gọi là dây Sót, dây Mấu, dây Gắm lót hay là cây Vương tôn, người Tày gọi là Khau mác muối (tên khoa học là Gnetum montanum Mgf) thuộc họ dây Gắm Gnetaceae. Cây dây gắm là một thoại cây dây leo thân gỗ, thường mọc hoang hóa ở các cánh rừng núi phía Bắc nước ta. Tác dụng nổ bật nhất của thảo dược này là hiệu quả điều trị bệnh gút, giảm axit uric trong máu.
Đây là dược liệu có vị đắng, tính bình. Trong các bài thuốc dân gian và y học cổ truyền, dây Gắm được sử dụng để chữa rắn cắn, đau nhức xương khớp do phong thấp hoặc thống phong (bệnh gout). Trong dây Gắm có chứa thành phần stilbenoids gồm resveratrol, gnetin C, gnetin L, gnemonoside A, gnemonoside C và gnemonoside D. Gần đây, resveratrol đã được chứng minh đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, tốt cho người bệnh tiểu đường, hệ tim mạch, có tính kháng khuẩn cao và đặc biệt liên quan đến khả năng hạ axit uric trong máu, rất tốt cho bệnh về xương khớp như giảm triệu chứng sưng nhức, nóng ran ở các khớp mà không cần phải dùng thuốc giảm đau, hạn chế lệ thuộc thuốc giảm đau; Giảm chỉ số acid uric máu; giúp bồi bổ, tăng cường chức năng gan – thận, giúp thận khỏe hơn để đảm nhận tốt nhiệm vụ đào thải acid uric.
Huyết đằng
Sẽ thật thiếu sót nếu nhắc đến các loại thảo dược trị bệnh xương khớp mà lại bỏ qua huyết đằng. Huyết đằng là cây thuốc quý dạng thân leo, sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Cây có điểm đặc biệt là khi cắt đôi thân cây thì nhựa chảy ra có màu đỏ giống máu.
Theo y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian, kê huyết đằng có vị đắng, chát, hơi ngọt, tính ẩm không độc, kê huyết đằng có tác dụng bổ khí huyết, thông kinh lạc, mạnh gân xương, chữa các bệnh viêm đa khớp dạng thấp,nhức mỏi gân xương, đau dây thần kinh hông…
Quả bàng hôi
Việt Nam có rất nhiều rừng núi rậm rạp, cây cối um tùm, ẩn chứa rất nhiều vị thuốc quý. Bàng hôi – Cây có tên khoa học là Terminalia bellirica – một cây thuốc mọc hoang rất nhiều ở trong các khu rừng kín, sườn núi phổ biến ở miền Nam nước ta.
Dịch chiết quả Bàng hôi có tác dụng giảm acid uric máu hiệu quả tương đương 57% hiệu quả của Febuxostat 40mg, mở ra một hướng đi mới cho việc điều trị bệnh Gout từ các loại thảo dược thiên nhiên.
Tùy vào từng thể trạng người bệnh và loại bệnh cơ xương khớp mà bệnh nhân sẽ phù hợp khi dùng những loại thảo dược khác nhau. Vì thế, để an toàn và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc thầy thuốc đông y khi muốn sử dụng bất kì loài thảo dược nào trong quá trình điều trị bệnh.
Nếu có góp ý nào cần chia sẻ, hãy gửi thư cho chúng tôi qua email: suckhoecongnghe789@gmail.com nhé. Mọi đóng góp của quý bạn đọc luôn có ý nghĩa quan trọng đối với chúng tôi!
Discussion about this post