3 loại thảo dược dưới đây sẽ giúp bạn kiểm soát lượng đường hiệu quả, giảm huyết áp, cholesterol và tăng sự nhạy cảm với insulin. Kết quả được đúc kết bởi nhiều nhà nghiên cứu trong nghành.
MƯỚP ĐẮNG (KHỔ QUA)
Kiểm soát đường huyết cực kì hiệu quả
- Đỗ Minh Hiền cho biết: Mướp đắng hay còn gọi là khổ qua. Trong sách cổ Đông y, mướp đắng có vị đắng (khổ), tính hàn, không độc, tốt cho kinh tâm, can, phế, vị. Đặc biệt công năng kiện tỳ, thúc đẩy chuyển hóa của chất charantin, polypeptid-P và vicine trong mướp đắng giúp ức chế sự chuyển hóa và hấp thu đường trong cơ thể, ngăn ngừa căn bệnh đái tháo đường và ổn định đường huyết ở người đái tháo đường.
Các nghiên cứu tại Đài Loan, Nhật Bản, Ả Rập, Ấn Độ còn phát hiện ra thêm khá nhiều các cơ chế hạ đường huyết từ mướp đắng như:
- Mướp đắng làm giảm kháng insulin, tăng tính linh hoạt của hormon vận chuyển đường nhờ đó làm giảm đường huyết.
- Mướp đắng có khả năng phục hồi và tái tạo các tế bào beta của tuyến tụy đã bị tổn thương, nhờ đó làm tưng khả năng sản xuất insulin, giúp hạ nhanh đường huyết và mang lại hiệu quả lâu dài.
- Mướp đắng giúp làm giảm hấp thu đường sau ăn nhờ vai trò ức chế enzym α-amylase và α-glucosidase – enzym phân cắt tinh bột thành đường – từ đó ngăn ngừa tăng đường máu sau ăn tương đương Acarbose – nhóm thuốc chính điều trị tiểu đường có cơ chế tương tự.
Phòng ngừa biến chứng ở người tiểu đường
Tác dụng của mướp đắng với bệnh tiểu đường còn giúp phòng ngừa những biến chứng phổ biến ở bệnh nhân tiểu đường như: tim mạch, béo phì.
Làm giảm sự tích tụ cholesterol trong động mạch.
Bệnh nhân bị tiểu đường thường dễ mắc biến chứng về tim mạch. Một nghiên cứu trên chuột theo chế độ ăn nhiều cholesterol, khi sử dụng chiết xuất mướp đắng làm giảm đáng kể mức cholesterol toàn phần.
Mướp đắng hỗ trợ phòng ngừa béo phì ở người tiểu đường
Béo phì, thừa cân có thể khiến tình trạng bệnh tiểu đường diễn biến xấu hơn. Trong khi đó, mướp đắng là loại thực phẩm giàu chất xơ, lượng calo thấp nên rất phù hợp để người tiểu đường thừa cân bổ sung vào thực đơn hàng ngày. Trong 94g mướp đắng chứa khoảng 2g chất xơ, giúp người bệnh tiểu đường no lâu hơn, hạn chế cảm giác đói, thèm ăn và kiểm soát cân nặng để hạn chế thừa cân, béo phì.
GIẢO CỔ LAM
Trong quá trình nghiên cứu thành phần Giảo cổ lam, các nhà khoa học Viện dược liệu Trung ương và Viện Karolinski Thụy Điển, Hội đái tháo đường Thụy Điển đã phát hiện ra một chất mới trong giảo cổ lam mạnh gấp 5 lần so với hoạt chất Glibenclamide (là hoạt chất hầu như có trong thành phần các loại thuốc điều trị tiểu đường, có tác dụng giảm đường huyết bằng cách tạo phòng insulin tự nhiên vào cơ thể người bệnh.), hoạt chất được đặt tên là Phanosid .
Hoạt chất Phanoside có tác dụng:
- Hạ đường huyết mạnh
- Kích thích tụy tăng tiết insulin
- Tăng sự nhạy cảm của tế bào đích với insulin
- Giúp ổn định nồng độ đường trong máu
Nghiên cứu lâm sàng của giảo cổ lam với bệnh tiểu đường
Một nghiên cứu lâm sàng năm 2011 do TS. Vũ Thị Thanh Huyền (Bộ môn dược lý, trường Đại học Y Hà Nội) phối hợp với Hội đái tháo đường Thụy Điển thực hiện tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương.
Nghiên cứu tiến hành trên các bệnh nhân tiểu đường type 2, có chỉ số đường huyết lúc đói trong khoảng từ 9 đến 14mmol/l, sử dụng trà Giảo cổ lam với mức liều 6g/ngày trong 12 tuần.
Kết quả cho thấy:
Nhóm sử dụng Giảo cổ lam đã giảm đường huyết xuống 3mmol/l so với nhóm chứng (nhóm không sử dụng Giảo cổ lam). Đồng thời nghiên cứu cũng nhận thấy sử dụng trà Giảo cổ lam làm tăng mức độ nhạy cảm của tế bào với insulin, tăng khả năng sử dụng glucose của tế bào, do đó giúp ổn định nồng độ đường trong máu hiệu quả.
CẦN TÂY
Không chỉ là nguyên liệu dùng để chế biến nhiều món ăn ngon, cần tây còn mang lại rất nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể nên có khả năng phòng chống một số bệnh nguy hiểm, đặc biệt là trị tiểu đường.
Vitamin K trong cần tây có tác dụng giảm viêm, làm tăng sự nhạy cảm của cơ thể với insulin và cải thiện sự chuyển hóa glucose trong cơ thể. Một nghiên cứu cho thấy rằng, những người sử dụng nhiều vitamin K có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 thấp hơn so với những người ít sử dụng.
Chất xơ trong rau cần gia tăng tính mẫn cảm của insulin làm hạ đường huyết, bảo vệ tuyến tụy, ngừa xơ cứng mạch, tinh dầu có tính kháng khuẩn, kích thích tiêu hóa
Discussion about this post