Mỡ trong máu cao là nguyên nhân nguy cơ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, tai biến. Bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ, bệnh nhân có thể áp dụng một số phương pháp sau đây để giảm mỡ trong máu, kiểm soát tốt lượng cholesterol của cơ thể.
Thế là bệnh mỡ trong máu
Chúng ta thường lầm tưởng rằng cholesterol là xấu, gây ra nhiều bệnh. Nhưng thật ra, cholesterol lại rất cần thiết để cấu trúc màng tế bào, vận hành chức năng não bộ, sản xuất hormone hay dự trữ vitamin.
Cholesterol chỉ thật sự trở thành vấn đề khi có sự rối loạn chuyển hóa giữa các loại cholesterol và triglyceride.
Tình trạng mỡ máu cao (hay rối loạn lipid máu, cholesterol cao, máu nhiễm mỡ) sẽ xuất hiện khi nồng độ cholesterol tốt giảm mà cholesterol xấu và triglyceride lại tăng cao.
- Cholesterol tốt HDL: Cholesterol HDL có tác dụng thu lại các cholesterol dư thừa và đưa chúng trở lại gan.
- Cholesterol xấu LDL: Khác với cholesterol tốt HDL, cholesterol LDL được xem là “xấu” bởi nó khiến lượng cholesterol dư thừa tích tụ lâu ngày gây ra các mảng xơ vữa trong động mạch.
- Triglyceride: Triglyceride là một loại chất béo được sử dụng để tạo thành năng lượng cần thiết cho cơ thể, tích trữ tại các tế bào mỡ và tế bào gan. Lượng triglyceride cao sẽ tạo nên các mảng xơ vữa trên động mạch, làm hẹp động mạch, cản trở lưu thông máu, gan nhiễm mỡ, gây đột quỵ, mỡ máu, tai biến…
Mỡ máu cao có thể dẫn đến nhiều biến chứng, trong đó nguy cơ cao nhất và nguy hiểm nhất chính là tai biến. Các mảng xơ vữa động mạch sẽ gây tắc nghẽn, cản trở tuần hoàn máu lên não. Khi não không được cung cấp đủ máu kịp thời sẽ dẫn đến tai biến.
Các cách điều trị làm giảm mỡ trong máu
Theo các bác sĩ chuyên khoa, rất khó để có thể điều trị dứt điểm bệnh mỡ trong máu. Hầu hết việc điều trị sẽ là giảm thiểu triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng thông qua việc kiểm soát thông qua việc kiểm soát các chỉ số mỡ trong máu ở giới hạn cho phép. Bên cạnh tuân thủ việc dùng thuốc điều chỉnh mỡ máu, bệnh nhân có thể làm giảm mỡ trong máu thông qua một số phương pháp liên quan đến tập thể dục, áp dụng chế độ ăn uống khoa học…Các phương pháp giảm mỡ trong máu hiệu quả
1. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Giảm chất béo bão hòa: Giảm tiêu thụ chất béo bão hòa có thể giảm cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL), hay còn gọi là cholesterol xấu.Chất béo bão hòa thường tìm thấy trong các loại thực phẩm thịt đỏ, da gia cầm, bơ, mỡ heo, sò ốc, nội tạng như gan, dạ dày heo, nước dùng nhiều mỡ, bơ, sữa, phô mai… Nếu ăn quá nhiều các loại chất này sẽ khiến cơ thể phải dung nạp lượng chất béo bão hòa quá nhiều, có hại cho cơ thể.
Bỏ chất béo chuyển hóa ra khỏi khẩu phần ăn: chất béo trans, đôi khi được liệt kê trên nhãn thực phẩm là “dầu thực vật hydro hóa một phần” thường được sử dụng trong bơ thực vật và bánh quy. Chất béo chuyển hóa sẽ làm tăng mức Triglyceride không tốt cho cơ thể
Nên chọn chất béo lành mạnh, bổ sung nguồn axit béo omega-3 dồi dào được tìm thấy trong các loại cá như cá hồi, cá thu và cá trích, hạt óc chó, hạt lanh…Tăng cường chất xơ, đặc biệt là chất xơ hòa tan có trong yến mạch, đậu và rau xanh có thể làm giảm mức cholesterol xấu LDL rất hiệu quả.
Bổ sung vào khẩu phần ăn các loại thực phẩm, rau củ sau đây: Cần tây, rong biển, dưa leo, ớt, chuối, bông cải, khổ qua, táo…
2. Tăng cường hoạt động thể chất
Hoạt động thể chất, cụ thể là tập thể dục có tác dụng cải thiện chỉ số cholesterol, giúp tăng lượng cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL), còn được gọi là cholesterol tốt. Bạn nên lập kế hoạch luyện tập ít nhất 30 phút/ lần, tối thiểu 5 lần/ tuần với những bài tập đơn giản như đi bộ, đi xe đạp nhanh, chơi thể thao…
Thuốc lá làm co mạch, gia tăng mảng xơ vữa động mạch, mỡ máu cao, tăng huyết áp, đái tháo đường… Trong khi đó, uống rượu bia quá nhiều cũng không tốt vì sẽ làm tăng triglyceride, gây tổn hại cho gan, não và tim. Bỏ thuốc lá và giảm rượu bia không chỉ có tác dụng trong việc giảm mỡ trong máu mà còn bảo vệ sức khỏe gan, phổi của bạn
3. Dùng một số loại nước uống giảm mỡ trong máu
Uống nước trà xanh, giảo cổ lam, dây thìa canh…cũng là một cách để làm giảm mỡ trong máu.
Cụ thể, các flavonoide trong trà xanh giúp hạn chế sự lắng đọng cholesterol và xơ hóa mạch máu, làm giảm nguy cơ tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim và tỷ lệ tử vong do các vấn đề tim mạch.
Dây thìa canh với hàng loạt hoạt chất lợi ích như flavonoid, peptide, pectin, alkaloids và các thành phần hóa học khác có tác dụng hỗ trợ chống xơ vữa động mạch mạnh mẽ thông qua hoạt chất Echinochloa crusgalli làm giảm triglyceride huyết thanh, giảm LDL-cholesterol, tăng HDL-cholesterol, ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
Giảo cổ lam có tác dụng tốt trong hỗ trợ giảm lượng cholesterol tới 71% nhờ hoạt chất saponin “loại bỏ” các chất béo có trong máu, các mảng xơ vữa trong lòng mạch, hỗ trợ ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tim mạch, giúp máu lên não lưu thông. Nhờ các hoạt hóa men AMPK – là một dạng men có khả năng chuyển hóa năng lượng của cơ thể. Làm thúc đẩy quá trình oxi hóa chất béo và chuyển hóa đường đạm, hỗ trợ giảm lượng mỡ thừa trong cơ thể.Hiện nay, các loại thảo dược trên cũng đã được đưa vào công nghệ bào chế thực phẩm hỗ trợ sức khỏe có dược tính hiệu quả gấp 20, 30 lần so với thực phẩm bảo vệ sức khỏe thông thường nhờ ứng dụng công nghệ nano với các siêu phân tử thuốc có khả năng hấp thu tốt, hạn chế đào thải và giảm tác dụng phụ … Các bạn có thể tham khảo thông tin để tìm kiếm một loại thực phẩm hỗ trợ sức khỏe phù hợp, tăng hiệu quả điều trị bệnh.
(©) – Copyrighted CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ CAO DƯỢC NANO-BIO (NABIO PHARMA)
Có thể bạn quan tâm:
- Bệnh mỡ trong máu có nguy hiểm không?
- Phòng ngừa ung thư cổ tử cung ở nữ giới
- Cơ xương khớp – phòng bệnh hơn chữa bệnh
Discussion about this post