Tiểu đường là căn bệnh mãn tính thường gặp hiện nay. Việc điều trị tiểu đường thường kéo dài dai dẳng và rất khó để chữa trị dứt điểm. Đặc biệt, lưu ý khi uống thuốc tiểu đường là vấn đề quan trọng nên tuân thủ để đảm bảo hiệu quả chữa bệnh tốt nhất, giúp ổn định đường huyết và không gây ra các biến chứng trầm trọng hơn.
Tiểu đường là gì?
Tiểu đường hày còn gọi là đái tháo đường là tình trạng thiếu hụt insulin trong cơ thể.Insulin là một loại hormone từ các tế bào đảo tụy ở tuyến tụy tiết ra. Chúng có tác dụng chuyển hóa các chất carbohydrate trong cơ thể. Insulin còn có tác dụng đến việc chuyển hóa các mô mỡ và gan thành loại năng lượng ATP để cung cấp cho hoạt động của cơ thể.
Insulin được tổng hợp ở tế bào Beta trong đảo tụy bằng sự hoạt động của bộ máy tổng hợp protein trong tế bào. Insulin cũng là tác nhân duy nhất trong cơ thể có thể làm giảm nồng độ Glucose trong máu.
Khi cơ thể bị thiếu hụt insulin sẽ dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường trong máu, khiến lượng đường trong máu luôn cao hơn mức bình thường, gây ra bệnh đái tháo đường hay còn gọi là tiểu đường.
Đái tháo đường có những loại nào
Có 3 thể đái tháo đường chính bao gồm:
Đái tháo đường type 1
Đái tháo đường type 1 chiếm khoảng 5-10% tổng số ca đái tháo đường. Đái tháo đường typ 1 do tế bào beta bị phá hủy nên bệnh nhân không còn hoặc còn rất ít insulin, 95% do cơ chế tự miễn (typ 1A), 5% vô căn (typ 1B). Bệnh nhân bị thiếu hụt insulin, tăng glucagon trong máu, không điều trị sẽ bị nhiễm toan ceton.
Đái tháo đường type 2
Đái tháo đường loại 2 là loại phổ biến nhất, chiếm khoảng 90% trong tất cả các trường hợp đái tháo đường. Đái tháo đường loại 2 là kết quả của sự kết hợp của các yếu tố di truyền, môi trường, lối sống, thừa cân, huyết áp cao và cholesterol cao. Đái tháo đường loại 2 là một rối loạn chuyển hóa trong một thời gian dài, được đặc trưng bởi glucose máu cao, kháng insulin và thiếu insulin tương đối. Đây cũng là loại gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm hàng đầu.
Đái tháo đường type 3
Đái tháo đường thai kỳ xảy ra ở phụ nữ mang thai ở tuần 24-28. Đái tháo đường thai kỳ chiếm khoảng 3-5% số thai phụ, phổ biến nhất là đái tháo đường loại 2. Đái tháo đường thai kỳ hoàn toàn có thể điều trị được, nhưng cần có sự giám sát y tế cẩn thận trong suốt thai kỳ. Nếu được điều trị, thai và trẻ sơ sinh có thể khỏe mạnh.
Lưu ý khi uống thuốc tiểu đường
Hiện nay, biện pháp tiêm insulin là bắt buộc với đái tháo đường type 1 và đái tháo đường thai kỳ. Còn đái tháo đường type 2 cũng sẽ tiêm insulin khi mất bù do stress, nhiễm trùng, vết thương cấp, tăng đường huyết với tăng ceton máu cấp nặng. Mất cân không kiểm soát được, khi có can thiệp ngoại khoa, suy gan, suy thận,…
Còn lại những bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 có thể được điều trị bằng thuốc, kết hợp với việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý. Tuy nhiên, lưu ý khi uống thuốc tiểu đường như thế nào cho đúng cách là vấn đề nhiều bệnh nhân thường chủ quan bỏ qua.
Việc quyết định sử dụng loại thuốc nào sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, quan trọng nhất là chỉ số HbA1c (chỉ số gắn kết của đường trên tế bào hồng cầu) và tình trạng sức khỏe hiện tại của bệnh nhân. Theo đó, một số loại thuốc dùng trong điều trị đái tháo đường type 2 bao gồm các nhóm sau:
- Thuốc làm tăng độ nhạy cảm với insulin
- Thuốc gây tăng tiết insulin
- Thuốc có tác dụng làm chậm hấp thu chất béo và glucose từ ruột
- Insulin
Lưu ý khi uống thuốc tiểu đường:
Tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Cần thăm khám, xét nghiệm và chẩn đoán bởi đội ngũ y bác sĩ chuyên môn, không tự xét nghiệm rồi tự mua thuốc uống tùy tiện bên ngoài theo cảm tính cá nhân.
- Không được ỷ lại vào thuốc mà vẫn cần phải áp dụng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý.
- Ghi nhớ giờ giấc, liều lượng thuốc và cách uống thuốc (Trước/ sau ăn). Vì nếu uống sai cách, sai liều chẳng những không mang lại hiệu quả mà có thể còn khiến cho lượng đường trong máu của bệnh nhân tăng hoặc hạ bất thường, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Do đó, để khắc phục tình trạng này, người bệnh nên ghi cách sử dụng thuốc vào giấy nhớ dán vào từng vỉ thuốc hoặc đặt đồng hồ báo thức giờ uống thuốc theo chỉ định.
- Lưu ý khi uống thuốc tiểu đường là đừng quên các loại thuốc điều trị các bệnh lý mãn tính đi kèm mà bác sĩ đã kê toa. Thông thường, người bệnh tiểu đường khi bị rối loạn chuyển hóa glucid sẽ kéo theo rối loạn chuyển hóa lipid máu. Vì thế, bệnh nhân thường kèm theo tình trạng mỡ máu tăng. Mỡ máu xấu tích lũy tạo mảng bám trên thành mạch, gây xơ vữa mạch máu, tạo thành khối máu, cao huyết áp, bệnh động mạch vành ở người tiểu đường,…Đây gọi là biến chứng mạch máu lớn, là nguyên nhân gây tử vong cho khoảng 70% bệnh nhân tiểu đường. Vì vậy, cùng với việc uống thuốc tiểu đường, người bệnh cần được điều trị các bệnh kèm theo.
- Tuy nhiên, cần lưu ý những thuốc hạ đường huyết có tác dụng làm cơ thể sản xuất insulin nhiều hơn, đôi khi trong quá trình uống có thể gây hạ đường huyết, hạ thấp quá mức dẫn đến hôn mê sâu. Một trong những lưu ý uống thuốc tiểu đường đúng cách là không phối hợp 2 thuốc cùng nhóm vì chúng cùng một cơ chế tác dụng, nhưng cũng có thể phối hợp thuốc loại có tác dụng nhanh với loại tác dụng chậm.
- Tự ý bỏ thuốc khi thấy bệnh đã thuyên giảm là một sai lầm nghiêm trọng bệnh nhân tiểu đường hay mắc phải. Đường huyết không được kiểm soát có thể tăng vọt lên bất cứ lúc nào, dẫn đến hôn mê, tăng nguy cơ các biến chứng.
- Ngược lại, bạn cũng không nên tự ý dùng tái đi tái lại theo một toa thuốc tháng này qua tháng nọ, năm này qua năm kia mà không kiểm tra định kì, không được bác sĩ chẩn đoán diễn biến bệnh trạng. Việc này sẽ khiến bạn nhờn thuốc và có thể gây ra nhiều tác dụng phụ khác. Bệnh nhân nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán tình trạng hiện tại, bác sĩ có thể giảm liều lượng thuốc thường dùng, thay đổi thuốc hoặc có những điều chỉnh khác trong chữa trị.
Tiểu đường muốn điều trị hiệu quả cần phải tuân thủ các phương pháp điều trị và đặc biệt là những lưu ý khi uống thuốc tiểu đường. Bên cạnh đó, việc áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý cùng các hoạt động thể chất phù hợp sẽ góp phần cải thiện bệnh trạng, thậm chí có thể ngưng thuốc hoặc điều chỉnh giảm dần liều lượng. Tuy nhiên, mọi thứ cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để có chẩn đoán chính xác.
(©) – Copyrighted CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ CAO DƯỢC NANO-BIO (NABIO PHARMA)
Có thể bạn quan tâm:
- Những bài tập thể dục thể thao cho người tiểu đường không thể bỏ qua
- Những biến chứng nguy hiểm từ bệnh đái tháo đường
- Phòng ngừa nguy cơ bệnh lý mạch máu từ béo phì
Discussion about this post