Mì gói vốn là món ăn khoái khẩu của nhiều người và cũng là thực phẩm thiết yếu có giá trị nhất trong những ngày giãn cách vì dịch Covid 19. Tuy nhiên, mì ăn liền cũng là thực phẩm nằm trong danh sách khuyến cáo dễ gây hại cho sức khỏe nếu chúng ta dung nạp quá nhiều vào cơ thể. Bài toán đặt ra là có cách nào hạn chế tác hại của mì tôm hay không vì thực tế trong những ngày giãn cách như thế này, nếu không ăn mì tôm thì biết lấy gì để cho vào bụng?
Tác hại của mì gói với sức khỏe có quá nghiêm trọng hay không?
Các công ty hàng tiêu dùng nhanh sản xuất mì ăn liền hầu như luôn dẫn đầu về lượng sản phẩm tiêu thụ so với các mặt hàng khác. Đặc biệt trong mùa dịch Covid việc cung ứng lương thực thực phẩm gặp nhiều khó khăn thì mì gói càng là thức ăn cứu cánh quan trọng nhất mà mọi người đua nhau mua cho bằng được. Thậm chí cung còn không đủ cầu. Tuy nhiên, việc ăn mì gói quá nhiều trong một thời gian ngắn có thể sẽ dẫn đến những vấn đề sau với sức khỏe
Tạo gánh nặng cho dạ dày, hệ tiêu hóa
Mì ăn liền là sản phẩm được sấy khô sau khi chiên qua dầu đồng thời chứa nhiều hương liệu và chất phụ gia để tạo hương vị cho món ăn.Tiêu thụ mì gói thường xuyên sẽ không những khiến vị giác giảm sút mà còn có thể tạo áp lực cho dạ dày trong việc tiêu hóa chung, gây ra các rối loạn chức năng dạ dày, làm xuất hiện các triệu chứng như đầy hơi, đau dạ dày… Với trẻ con, mì tôm có một sức hấp dẫn kì lạ nhưng khi trẻ ăn nhiều mì tôm lại dễ đến triệu chứng biếng ăn.
Gây béo phì
Trong mì gói chứa nhiều carbohydrate và chất béo vào cơ thể dẫn tới hàm lượng chất béo, calo tăng cao từ đó gây béo phì và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới béo phì như tim mạch, tiểu đường, cholesterol cao… Gây áp lực cho thận
Mì ăn liền thường được ướp rất nhiều muối, một chất giúp cải thiện mùi vị thức ăn. Với lượng muối cao mà chúng ta nạp vào đã vô tình làm hại thận, thậm chí dùng nhiều có thể gây sỏi thận. Ngoài ra, ăn mì gói nhiều có thể bị loãng xương do hàm lượng phosphate có tác dụng cải thiện mùi vị trong mì gói.
Có hại cho bệnh nhân tiểu đường, tim mạch
Trong mì tôm có lượng chất béo bão hòa cao, chúng vô cùng có hại cho sức khỏe, đặc biệt đối với những người cao tuổi hay người có tiền sử bệnh tim mạch vì có thể làm tăng huyết áp, xơ vữa động mạch nếu ăn quá nhiều và thường xuyên mì ăn liền.
Thiếu hụt dinh dưỡng
Mì gói chứa quá nhiều carbonhydrate và chất béo nhưng hàm lượng protein rất thấp chỉ khoảng 4g và 10% chất sắt và hầu như không có chứa vitamin và canxi. Trong khi đó, để có một cơ thể khỏe mạnh con người ta cần đảm bảo cung cấp đủ 6 chất: carbonhydrate, mỡ, protein, vitamin, chất khoáng và nước. Vậy nên việc chỉ ăn mì tôm sẽ khiến cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng trầm trọng, không đủ năng lượng đảm bảo duy trì sức khỏe.
Làm thế nào để ăn mì gói đúng cách và hạn chế tác hại của mì gói?
Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta sẽ nói không tuyệt đối với mì ăn liền vì những tác hại của chúng. Bởi lẽ lúc này khi việc giãn cách vì đại dịch Covid sẽ không có thực phẩm nào tiện lợi hơn có thể giải quyết tốt bài toán lương thực thực phẩm ngoài mì gói. Chúng ta có thể hạn chế tác hại của mì gói bằng việc tiêu thụ lượng phù hợp, không quá lạm dụng và có thể áp dụng thêm một số lưu ý sau:
Ăn mì gói với một lượng vừa phải
Cũng giống như bất kì các thực phẩm khác, bạn hoàn toàn có thể ăn mì ăn liền trong một mức độ cho phép. Ăn mì gói với một lượng vừa phải, đủ cung cấp năng lượng cho cơ thể với các chất cần thiết và không lạm dụng quá mức “mì gói thay cơm” thì bạn sẽ không cần quá lo ngại về các tác hại của mì gói nữa. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mỗi người dân chỉ nên ăn tối đa 2 gói mì một tuần để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.Trong những ngày khó khăn để mua thức ăn như thế này thì bạn có thể miễn cưỡng chọn 3 bữa sáng bằng mì gói. Tuy nhiên, nhớ đừng vượt hơn số lượng này nữa nhé.Đổ nước luộc mì đầu tiên đi
Hầu hết các loại mì đã được chiên qua dầu để đảm bảo độ giòn và dai cho sợi mì nên sẽ có một lớp màng bám bên ngoài sợi mì như một lớp mỡ hoặc sáp. Việc chế nước sôi trụng sơ và loại bỏ nước đầu tiên này đi có vẻ mất thời gian nhưng sẽ hạn chế được những chất có hại còn bám lại trên sợi mì sau khi được chiên và sấy khô.
Hạn chế dùng gói gia vị muối
Chúng ta đều biết gói gia vị trong mì ăn liền thường chứa rất nhiều bột ngọt và muối có hại cho sức khỏe. Ăn quá nhiều có thể gây ra cao huyết áp, suy thận hoặc đột quỵ,… Vì vậy, một lời khuyên là bạn hãy nên hạn chế sử dụng toàn bộ gói muối gia vị này mà chỉ nên dùng một nửa. Hoặc nếu đã trót lỡ đổ hết vào thì có thể chế thêm nước sôi nhiều 1 tí để trung hòa lượng muối của gói mì.
Nấu mì đúng cách
Nếu chúng ta cho tất cả mì và các gói gia vị vào nước nóng đang sôi ngùn ngụt sẽ vô tình khiến các chất trong mì và bột ngọt trong gói gia vị biến dạng cấu trúc phân tử thành những chất không tốt cho sức khỏe. Vì thế, thay vì nấu theo cách truyền thống bạn hay sử dụng, bạn nên nấu mì như sau:
- Chần vắt mì trong nước sôi
- Khi các cọng mì bắt đầu tách rời nhau, vớt mì ra và đổ bỏ nước (loại bỏ lớp dầu chiên bên ngoài sợi mì)
- Nấu nước sôi mới, bỏ mì vào trở lại nồi nước sôi, tắt lửa ngay sau đó để mì không bị nhão nát.
- Sau khi tắt lửa, nước còn đang nóng, bỏ bột nêm vào trộn đều, chỉ dùng một nửa hoặc 2/3 gói bột súp, không nên ăn quá mặn.
Bổ sung thêm các chất dinh dưỡng khác
Hình ảnh một gói mì trên bao bì lúc nào cũng hấp dẫn với rau, thịt, tôm… vô cùng bắt mắt và có vẻ ngập tràn dinh dưỡng nhỉ? Tuy nhiên, chúng ta đều biết “hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa”. Thực tế một gói mì ăn liền ngoài sợ mì ra sẽ không có nhiều thực phẩm đi kèm thế đâu nên việc thiếu hụt dinh dưỡng là điều đương nhiên. Để bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cần thiết, bạn có thể tự mình biến tấu thêm cho tô mì bằng các loại thức ăn đi kèm như trứng, thịt bò, … và đừng quên cho thêm rau để bớt ngán mà còn bổ sung vitamin, chất xơ cho bữa ăn nhé!Sức khỏe và công nghệ đã tổng hợp những bí quyết giúp các bạn có thể ăn mì tôm đúng cách, hạn chế tác hại của mì gói. Hi vọng những thông tin trên đây sẽ là giải pháp hữu ích cho các bạn có thêm kiến thức và “kinh nghiệm ăn mì” không lo hại sức khỏe trong mùa dịch Covid này.
(©) – Copyrighted CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ CAO DƯỢC NANO-BIO (NABIO PHARMA)
Có thể bạn quan tâm:
- Những sai lầm khi bảo quản thực phẩm gây tổn hại sức khỏe
- Thực phẩm nào tốt cho sức khỏe để phòng dịch Covid?
- Làm thế nào để vượt qua nỗi sợ hãi mùa dịch Covid
Discussion about this post