Phải sống chung với căn bệnh ung thư đã là điều không dễ dàng. Tuy hóa trị được xem là giải pháp cứu cánh hiệu quả và thậm chí có thể nói là phương án cuối cùng để đẩy lùi ung thư, giành lại sự sống cho người bệnh nhưng việc phải đối mặt với hành trình hóa trị lại chưa bao giờ dễ dàng.
Hóa trị ung thư là gì?
Đây là một phương pháp giúp tiêu diệt các tế bào ung thư bằng việc sử dụng một hoặc nhiều loại thuốc kháng ung thư có khả năng tiêu diệt các tế bào ác tính đang tăng trưởng và phân chia nhanh trong cơ thể người bệnh.
Tác dụng của hóa trị:
- Kiểm soát ung thư: ngăn ngừa ung thư lan sang các bộ phận khác trong cơ thể và làm kìm hãm sự phát triển, tăng trưởng của các khối u ác tính.
- Giảm nhẹ các triệu chứng: đối với những trường hợp bị ung thư nặng mà hóa trị không thể chữa khỏi hoặc kiểm soát được sự lây lan của ung thư, phương pháp này sẽ có tác dụng thu nhỏ các khối u gây đau đớn hoặc chèn ép lên các cơ quan lân cận trong cơ thể. Các khối u ác tính vẫn có thể tiếp tục phát triển trở lại sau khi điều trị bằng hóa trị.
- Điều trị tận gốc ung thư (hiếm khi xảy ra): Trong một số trường hợp nhất định đặc biệt là ở giai đoạn khởi phát, việc điều trị bằng hóa trị có thể tiêu diệt hoàn toàn các tế bào gây ung thư trong cơ thể. Đặc biệt, nó có khả năng ngăn chặn ung thư tái phát.
Tuy nhiên, do điểm hạn chế của liệu pháp này là tác động đồng thời lên cả tế bào ung thư và tế bào khỏe mạnh trên toàn bộ cơ thể, vì vậy nó có thể đem lại nhiều tác dụng phụ không mong muốn cho người bệnh.
Những tác động của hóa trị đến cơ thể bệnh nhân
- Ảnh hưởng tới hệ thần kinh và cơ: Sau khi trải qua hóa trị, bệnh nhân ung thư thường gặp vấn đề về trí nhớ, suy giảm nhận thức, khó khăn trong việc suy nghĩ, không thể tập trung, dễ bị căng thẳng và lo lắng. Một số hóa chất trong điều trị cũng có thể làm ảnh hưởng xấu tới các cơ, gây ra các triệu chứng run, tê, liệt, đau nhức, yếu hoặc ngứa ở tay, chân.
- Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa với các triệu chứng buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, táo bón, đau họng, khô miệng gây khó nhai và nuốt, khiến người bệnh dễ bị chảy máu và nhiễm trùng. Lưỡi xuất hiện một lớp màu trắng hoặc vàng, miệng có vị kim loại, cảm giác chán ăn, không muốn ăn
- Các chất đưa vào cơ thể trong những tuần điều trị đầu tiên sẽ dẫn đến tình trạng rụng tóc và lông.
- Sử dụng liệu pháp hóa trị để điều trị ung thư có thể gây ảnh hưởng lớn tới hệ tuần hoàn của cơ thể. Những loại thuốc được đưa vào cơ thể có thể gây hại cho các tế bào tủy xương, gây ra tình trạng thiếu máu do không đủ tế bào hồng cầu để vận chuyển oxy. Bệnh nhân sẽ hay cảm thấy cơ thể mệt mỏi, yếu sức, da nhợt nhạt xanh xao, không tập trung suy nghĩ được…
- Hệ miễn dịch của bệnh nhân cũng suy giảm khi hóa trị vị các tế bào bạch cầu bị giảm đi. Ngoài ra, hóa trị cũng có thể làm giảm số lượng tiểu cầu, khiến bạn dễ bị chảy máu hoặc bầm tím vậy nên hãy tránh những va chạm có thể gây xuất huyết. Một vài triệu chứng có thể xảy ra như: nôn ra máu, máu lẫn trong phân, kinh nguyệt dài hơn bình thường hoặc chảy máu mũi.
- Hơn thế nữa, một số loại hóa chất trong điều trị ung thư cũng có thể gây ra các tổn thương nghiêm trọng tới tim, chẳng hạn như gây ra bệnh cơ tim, rối loạn nhịp tim, đau thắt ngực.
Chăm sóc người bệnh ung thư sau hóa trị như thế nào?
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lí sẽ tiếp thêm năng lượng cho bệnh nhân ung thư sau hóa trị
Bệnh nhân sau hóa trị cần được bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng dễ tiêu để tránh các tổn thương hệ tiêu hóa vốn đang rất yếu. Cá, thịt trắng, và trứng là những thực phẩm giàu dinh dưỡng và dễ hấp thụ cho bệnh nhân. Các khoáng chất và vitamin để bù đắp lượng thiếu hụt và suy giảm do quá trình hóa trị như các loại rau xanh như bắp cải, xà lách, súp lơ, cà rốt.
Bưởi, mật ong, dầu ô liu, dầu cá giúp cải thiện các vấn đề về tiêu hóa, tuần hoàn và hô hấp.
Các hình thức chế biến thực phẩm cần hướng tới mục tiêu dễ dễ ăn, dễ hấp thụ như ninh hầm lấy nước, xay nhuyễn nấu súp hoặc cháo, các dạng sinh tố hoặc viên dinh dưỡng.
Cẩn thận bảo vệ hệ miễn dịch, tránh nhiễm trùng
Các loại thuốc dùng hóa trị ung thư đều có ảnh hưởng đến tủy xương, từ đó làm giảm khả năng tạo bạch cầu của bệnh nhân, giảm khả năng miễn dịch và khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập.
Bệnh nhân cần lưu ý:
- Trước khi ăn, trước và sau khi ngủ, bệnh nhân phải rửa tay sạch sẽ
- Rửa nhẹ nhàng và kỹ lưỡng vùng hậu môn sau khi đại tiện
- Khi chăm sóc bệnh nhân sau hóa trị nên để họ tránh những nơi đông người. Những người có bệnh về vấn đề nhiễm trùng, chẳng hạn như cúm, sởi, cảm, thủy đậu
- Cần tránh xa trẻ em đang trong đợt chủng ngừa
- Cẩn thận khi sử dụng, dao lam, kim hoặc dao
- Cần sử dụng loại bàn chải đánh răng mềm
- Không nên làm trầy xước những mụn nhọt
- Tắm bằng nước ấm mỗi ngày, không chà xát cơ thể, lau khô bằng khăn mềm
- Sử dụng những chất bôi da để làm lành các vết thương nhỏ trên da nếu da bị trầy xước và khô
- Khi bị trầy xước cần rửa sạch vết cắt hoặc vết trầy ngay với xà phòng, nước ấm và dung dịch sát khuẩn
- Mang găng khi tắm gội cho trẻ con, khi làm vườn hoặc tắm gội gia súc, vật nuôi.
Vận động thể dục: Luyện tập thể dục nhẹ nhàng, đúng cách, đúng cường độ là 1 cách giúp tăng cường thể trạng và giải tỏa căng thẳng.
Đối với bệnh nhân ung thư, tinh thần là yếu tố vô cùng quan trọng giúp bạn đủ niềm tin và sức mạnh để đương đầu với hành trị hóa trị gian nan, khó khăn. Chỉ cần bệnh nhân lạc quan và không dễ khuất phục với căn bệnh sẽ giúp lộ trình hóa trị đạt hiệu quả tốt hơn, đẩy lùi ung thư giành lại sự sống và một cuộc sống hạnh phúc đúng nghĩa cho người bệnh và gia đình.
Discussion about this post