Mỡ máu cao là căn bệnh mạn tính thường gặp ở người trưởng thành đặc biệt là người cao tuổi. Tình trạng mỡ máu cao có thể để lại biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch, gan, thận, thậm chí gây xơ vữa động mạch nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy cần điều trị và theo dõi để bệnh mỡ máu không gây ra hậu quả đáng tiếc.
Bệnh máu nhiễm mỡ hay mỡ trong máu cao là gì?
Bệnh mỡ máu (hay còn được gọi là bệnh máu nhiễm mỡ, rối loạn chuyển hóa lipid máu) là tình trạng chỉ số thành phần mỡ có trong máu vượt quá mức giới hạn do các nguyên nhân dẫn đến rối loạn chức năng chuyển hóa lipid trong máu.
Cholesterol là một chất béo có ở màng tế bào của tất cả các mô tổ chức trong cơ thể và được vận chuyển trong huyết tương của cơ thể con người. Một phần lớn cholesterol được gan tổng hợp từ các chất béo bão hòa, một phần nhỏ cholesterol được hấp thu từ thức ăn mà chúng ta dung nạp hàng ngày như: trứng, thịt, sữa, mỡ động vật, bò, tôm, cá, nội tạng…
Đặc điểm của cholesterol kém tan trong nước, thực tế chúng không thể tan và di chuyển và di chuyển được trong máu. Cholesterol phải nhờ lipoprotein, đây là một chất do gan tổng hợp ra và tan trong nước mang theo cholesterol.
Sự hoạt động của các màng tế bào trong cơ thể cần có cholesterol để sản xuất ra nội tiết tố. Mặt khác, đây cũng chính là thành phần của muối mật. Cholesterol tốt (HDL-C) đảm nhận vai trò làm cho thành động mạch mềm mại để lưu thông máu hiệu quả, đồng thời có khả năng bảo vệ thành mạch máu. Ngược lại, cholesterol xấu (LDL- C) làm cho xơ vữa thành động mạch.
Trong khi đó, khi chất axit béo loại tự do được hấp thu qua gan sẽ được chuyển thành cholesterol. Ngược lại, nếu lượng axit béo bị dư thừa sẽ trở thành triglycerid. Tại gan, triglycerid sẽ kết hợp với chất apoprotein và được đưa ra khỏi gan dưới dạng lipoprotein có tỉ trọng thấp.
Thông thường, các chỉ số bình thường của các thành phần mỡ có trong máu sẽ có thông số như sau:
- Cholesterol toàn phần: < 5.2 mmol/L .
- LDL – Cholesterol: < 3.3 mmol/L.
- Triglyceride: < 2.2 mmol/L.
- HDL – Cholesterol: > 1.3 mmol/L.
Các chỉ số trên ở mức bình thường, các xét nghiệm cho kết quả cholesterol toàn phần, LDL – cholesterol, Triglyceride cao hơn chứng tỏ bạn đang có biểu hiện bệnh mỡ máu. Tuỳ vào mức độ tăng cao của các chất trên mà biểu hiện tình trạng bệnh nặng hay nhẹ. Ngược lại, HDL – Cholesterol là một Cholesterol tốt cho sức khỏe giúp tăng đào thải LDL – Cholesterol (gây hại cho sức khỏe), khi HDL – cholesterol tăng là một dấu hiệu tốt.
Nguyên nhân gây ra bệnh mỡ máu
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh mỡ máu, tuy nhiên lối sống không lành mạnh và kém khoa học là nguyên nhân chính. Cụ thể: chế độ dinh dưỡng không hợp lý như: ăn nhiều mỡ động vật, phủ tạng động vật, lòng đỏ trứng, sữa toàn phần, bơ, thịt đỏ (thịt chó, bò, trâu), lòng động vật, tôm, thực phẩm chiên xào,… trong các bữa ăn hàng ngày sẽ làm tăng cholesterol xấu trong máu. Thói quen lười vận động, để cơ thể béo phì cũng gây ra bệnh mỡ máu.
Trong khi đó, người uống nhiều bia rượu, di truyền hoặc rối loạn gen chuyển hóa sẽ gây ra tình trạng tăng triglycerid.
Bên cạnh đó, một số bệnh nhân có tiền sử các bệnh khác như đái tháo đường, suy thận, suy gan, bệnh nhiễm trùng, hội chứng Cushing, viêm ruột,… cũng tác động vào quá trình làm tăng mỡ máu như biến chứng của các bệnh.
Biến chứng nguy hiểm của bệnh mỡ máu
Nhiều người cho rằng bệnh mỡ không nguy hiểm và không điều trị đúng cách. Thực tế, mỡ máu cao lại là nguyên nhân gây rmáu a nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng.
Đau đầu, mệt mỏi
Triệu chứng thường thấy cơ bản là đau đầu, tê bì chân tay, chóng mặt, mệt mỏi,… Điều này được lí giải vì các lipid xấu trong máu sẽ tích tụ dần vào trong lòng mạch (nguy hiểm nhất là ở động mạch) lâu ngày sẽ tạo thành các mảng bám lớn hơn chèn ép lối đi của dòng máu. Điều này cản trở sự lưu thông máu đến các cơ quan, gây ra các hiện tượng như trên.
Xơ vữa động mạch
Tuy nhiên, nguy hiểm hơn đó là việc mỡ máu tăng cao là nguyên nhân chính gây ra bệnh xơ vữa động mạch. Khi tình trạng này kéo dài gây ra hẹp động mạch khiến lượng máu cung cấp cho tim giảm. Đặc biệt nếu cả chỉ số cholesterol và triglyceride tăng thì mức độ nguy hiểm của bệnh có thể trở nên trầm trọng, đẩy nhanh quá trình xơ vữa động mạch, hậu quả là thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim và tử vong.
Đột quỵ não
Bên cạnh đó, đã có nhiều thống kê cho thấy, có đến 93% bệnh nhân đột quỵ não có tiền sử rối loạn mỡ máu. Thường khi cholesterol tăng bất thường sẽ gây lắng đọng trong thành mạch hình thành các mảng xơ vữa. Theo đó, các mảng xơ vữa di chuyển từ nơi khác đến hoặc hình thành ngay tại mạch máu não, từ đó làm hẹp lòng mạch và dẫn đến giảm lưu lượng tuần hoàn và gây ra tình trạng thiếu máu não. Nghiêm trọng hơn, máu lên não có thể tắc nghẽn gây ra đột quỵ não.
Mỡ máu cao còn gây ra bệnh gan nhiễm mỡ
Với loại triglycerid, khi nào có sự mất cân bằng giữa lipid vào gan và lipid ra khỏi gan, mỡ sẽ tích lại trong gan, tức là triglycerid tăng sẽ gây nên gan nhiễm mỡ. Gan bị nhiễm mỡ sẽ hạn chế chức năng sản xuất ra chất apoprotein do đó sẽ làm cho lượng axít béo vào gan quá lớn càng làm cho gan nhiễm mỡ nặng hơn. Gan nhiễm mỡ từ nhẹ dẫn đến nặng và cuối cùng là xơ gan. Bệnh xơ gan cho đến nay chưa có thuốc đặc hiệu để chữa trị. Ngoài ra, nếu tăng quá cao triglycerid máu, sẽ có nguy cơ gây viêm tụy cấp tính.
Có thể nói bệnh mỡ máu là một bệnh mạn tính khó điều trị dứt điểm nhưng lại âm thầm gây ra hậu quả khôn lường. Vì thế, mỗi bệnh nhân cần kiểm soát các chỉ số mỡ máu ở mức phù hợp, xét nghiệm định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để kiểm tra và điều trị kịp thời nếu có các dấu hiệu chuyển biến nghiêm trọng. Đặc biệt, đừng quên áp dụng một chế độ dinh dưỡng hợp lý và lối sống khoa học để nâng cao chất lượng cuộc sống.
Cùng chia sẻ những kiến thức của bạn qua email: suckhoecongnghe789@gmail.com nhé!
Discussion about this post